Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Ở Đâu

Xin cấp lại thẻ BHYT ở đâu? Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT bị mất theo quy định mới nhất năm 2021. Nơi cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, hồ sơ thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT bị mất, thất lạc, cũ rách nát mới nhất 2021.

Bạn đang xem: Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở đâu


Cùng với sự phát triển của xã hội thì vấn đề sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm không chỉ trong cộng đồng xã hội mà mỗi con người cũng tự ý thức hơn đối với sức khỏe của mình. Thẻ bảo hiểm y tế ra đời là hình thức bảo hiểm sức khỏe cho nhân dân mọi tầng lớp đặc biệt là tầng lớp có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo hoặc là những vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế nên cũng dẫn đến vấn đề bảo quản thẻ cũng không được chú tâm, để ý dó đó thẻ bị hỏng, mất, nhàu nát. Chính vì vậy nhu cầu cấp lại thẻ là không thể phủ nhận.

*
*

Tư vấn thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Thứ nhất: Trường hợp cấp lại thẻ bảo hiểm y tế gồm:

Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 trường hợp cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.”

Như vậy, theo căn cứ trên thì khi người có thẻ bảo hiểm y tế bị mất thì có thể làm thủ tục xin cấp lại. Tuy nhiên người xin cấp lại phải có đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải có giấy xác nhận công an nơi mất thẻ và cung cấp kèm theo hồ sơ, đơn đề nghị cấp thẻ có thể lấy tại nới cấp lại thẻ bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo quy định.

Thời gian để cấp lại thẻ sẽ không quá 07 ngày làm việc (nếu bạn nộp hồ sơ vào kế hôm có ngày nghỉ thì những ngày nghỉ bạn nộp sẽ không được tính trong vòng 07 ngày mà sẽ tính ngày tiếp theo bạn ngày nghỉ). Giá trị thẻ trong thời gian chờ cấp lại vẫn được hưởng quyền lợi bình thường nhưng bạn phải có căn cứ rằng mình đang làm thủ tục cấp lại thẻ (Ví dụ: Giấy hẹn, giấy xác nhận…. cơ quan cấp thẻ) và nộp lại cơ sở y tế nơi đang khám chữa bệnh.

Thứ hai: Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:

Hồ sơ xin cấp đổi lại thẻ Căn cứ Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH gồm có cả bên người tham gia và đơn vị giải quyết:

– Người tham gia gồm:

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì còn phải bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

Xem thêm: Tiến Sĩ Gary Chapman Giải Thích 5 Ngôn Ngữ Tình Yêu Hay, Giải Mã 5 Loại Ngôn Ngữ Tình Yêu

Ví dụ: Giấy tờ chứng minh hưởng quyền lợi cao hơn có thể Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo, vùng có điều kiện kinh khó khăn đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo…

– Đơn vị thực hiện thủ tục:

+ Bảng kê thông tin theo mẫu quy định (Mẫu D01-TS).

Địa điểm nộp hồ sơ:

Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì địa điểm nộp hồ sơ được chia ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Người tham gia bảo hiểm y tế vừa tham gia BHXH.

– Người đang làm việc thì có thể nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH

Trường hợp thứ hai: Người chỉ tham gia bảo hiểm y tế.

– Người tham gia do tổ chức đóng bảo hiểm y tế sẽ nộp hồ cho UBND cấp xã hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT sẽ nộp hồ sơ cho UBND xã.

– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thì nộp hồ sơ cho đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội còn đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì sẽ nộp hồ sơ cho nhà trường.

– Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Thời gian giải quyết:

Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời gian giải quyết được quy định như sau:

+ Nếu có sự thay đổi thông tin trong thẻ BHYT thì thời gian sẽ kéo dài hơn nhưng không được quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế:

“Điều 23. Điều khoản thi hành.

d) Bãi bỏ Khoản 4 Điều 18 của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 46/2014/QH13;”