Home / Blogs / bài tập hình 11 chương 1Bài tập hình 11 chương 114/02/2022Bài ôn tập chương Phép dời hình và Phép đồng dạng trong mặt phẳng sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương I. Thông qua các sơ đồ tư duy, các em sẽ có được cách ghi nhớ bài một cách dễ dàng, hiệu quả.Bạn đang xem: Bài tập hình 11 chương 1 1. Tóm tắt lý thuyết1.1. Nội dung đã được học1.2. Ghi nhớ phép biến hình qua sơ đồ tư duy2. Bài tập minh hoạ3.Luyện tập bài 9 chương 1 hình học 113.1 Trắc nghiệm về phép dời hình và Phép đồng dạng trong mặt phẳng3.2 Bài tập SGK và Nâng Cao về phép dời hình và Phép đồng dạng trong mặt phẳng4.Hỏi đáp vềbài 9 chương 1 hình học 11 a) Tổng quanb) Các kí hiệuc) Biểu thức tọa độd) Sơ đồ tính chấta) Sơ đồ các phép biến hìnhb) Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các phép biến hìnhBài tập 1:Trong mặt phẳng (Oxy) cho \(\overrightarrow u = \left( {1; - 2} \right)\)a) Viết phương trình ảnh của mỗi đường trong trường hợp sau:+) Đường thẳng a có phương trình: 3x-5y+1=0 ?+) Đường thẳng b có phương trình: 2x+y+100=0b) Viết phương trình đường tròn ảnh của đường tròn (C ): \({x^2} + {y^2} - 4{\rm{x}} + y - 1 = 0\)c) Viết phương trình đường (E) ảnh của (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\)d) Viết phương trình ảnh của (H): \(\frac{{{x^2}}}{{16}} - \frac{{{y^2}}}{9} = 1\)Hướng dẫn giải:a) Gọi M(x;y) thuộc các đường đã cho và M’(x’;y’) thuộc các đường ảnh của chúng.Theo công thức tọa độ của phép tịnh tiến ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x" = 1 + x\\y" = - 2 + y\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = x" - 1\\y = y" + 2\end{array} \right.\)Thay x, y vào phương trình các đường ta có:Đường thẳng a’: 3(x’-1)-5(y’+2)+1=0 \( \Leftrightarrow \)3x’-5y’-12=0Đường thẳng b’: 2(x’-1)+(y’+2)+100=0 hay : 2x’+y’+100=0b) Đường tròn (C’): \({\left( {x" - 1} \right)^2} + {\left( {y" + 2} \right)^2} - 4\left( {x" - 1} \right) + y" + 2 - 1 = 0\)Hay: \({x^2} + {y^2} - 6{\rm{x}} + 5y + 10 = 0\)c) Đường (E’): \(\frac{{{{\left( {x" - 1} \right)}^2}}}{9} + \frac{{{{\left( {y" + 2} \right)}^2}}}{4} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{9} + \frac{{{{\left( {y + 2} \right)}^2}}}{4} = 1\)d) Đường (H’): \(\frac{{{{\left( {x" - 1} \right)}^2}}}{{16}} - \frac{{{{\left( {y" + 2} \right)}^2}}}{9} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{{16}} - \frac{{{{\left( {y + 2} \right)}^2}}}{9} = 1\).Bài tập 2:Cho điểm M(2;-3). Tìm ảnh của điểm M qua phép đối xứng trục d: y-2x=0.Hướng dẫn giải:Gọi N(x;y) là điểm đối xứng với M qua d và H là trung điểm của MN thì M,N đối xứng nhau qua d thì điều kiện là: \(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {MN} .\overrightarrow U = 0\quad \left( 1 \right)\\H \in d\quad \quad \left( 2 \right)\end{array} \right.\,\)Ta có: \(\overrightarrow {MN} = \left( {x - 2;y + 3} \right)\quad \overrightarrow U = \left( {1;2} \right)\quad H = \left( {\frac{{x + 2}}{2};\frac{{y - 3}}{2}} \right)\).Điều kiện (*) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 2} \right).1 + \left( {y + 3} \right).2 = 0\\\frac{{x + 2}}{2} = \frac{{y - 3}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 2y + 4 = 0\\y = x + 5\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = \frac{1}{3}\\x = - \frac{{14}}{3}\end{array} \right. \Rightarrow N = \left( { - \frac{{14}}{3};\frac{1}{3}} \right).\)Bài tập 3:Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (O;R) : \({x^2} + {y^2} + 2{\rm{x}} - 6y + 6 = 0\)và (E) : \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\) điểm I(1;2). Tìm ảnh của (O;R) và (E) qua phép đối xứng tâm I.Xem thêm: Thu Mua Máy May Cũ Ở Đâu - Thu Mua Máy May Công Nghiệp Cũ Thanh LýHướng dẫn giải:Gọi M(x;y) là điểm bất kỳ thuộc (O;R) và (E).M’(x’;y’) là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I.Khi đó I là trung điểm của MM’ nên ta có:\(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{{x + x"}}{2}\\{y_I} = \frac{{y + y"}}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x" = 2.1 - x\\y" = 2.2 - y\end{array} \right.\)\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2 - x"\\y = 4 - y"\end{array} \right. \Rightarrow \left< \begin{array}{l}{\left( {2 - x"} \right)^2} + {\left( {4 - y"} \right)^2} + 2\left( {2 - x"} \right) - 6\left( {4 - y"} \right) + 6 = 0\\\frac{{{{\left( {2 - x"} \right)}^2}}}{9} + \frac{{{{\left( {4 - y"} \right)}^2}}}{4} = 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left< \begin{array}{l}{x^2} + {y^2} - 6{\rm{x}} - 2y + 6 = 0\\\frac{{{{\left( {2 - x} \right)}^2}}}{9} + \frac{{{{\left( {4 - y} \right)}^2}}}{4} = 1\end{array} \right.\)Vậy ảnh của (O;R) và (E) qua phép đối xứng tâm I có phương trình lần lượt là:\({x^2} + {y^2} - 6{\rm{x}} - 2y + 6 = 0;\,\,\frac{{{{\left( {2 - x} \right)}^2}}}{9} + \frac{{{{\left( {4 - y} \right)}^2}}}{4} = 1\).Bài tập 4:Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (O): \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4.\) Tìm phương trình đường tròn (O’) là ảnh của (O) qua phép vị tự tâm O tỉ số k=2.Hướng dẫn giải:Tâm I của (O) có tọa độ I(1;1) bán kính R=2.Nếu (O’) có tâm là J và bán kính R’ là ảnh của (O) qua phép vị tự tâm O ta có đẳng thức vectơ:\(\overrightarrow {{\rm{OJ}}} = 2\overrightarrow {OI} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x" - 0 = 2.1\\y" - 0 = 2.1\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x" = 2\\y" = 2\end{array} \right. \Rightarrow J\left( {2;2} \right)\).