Viết Cho Đồng Đội Viết Cho Người Thân

Đang truy cập: 110 Khách viếng thăm: 95 Máy chủ tìm kiếm: 15 Hôm nay: 29087 Tháng hiện tại: 84727 Tổng lượt truy cập: 25201730
*

*

Công an tỉnh:Cảm động từ những lá thư “Viết cho đồng đội, viết cho người thân”


Cuộc thi đã nhận được 113 lá thư của đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã. Mỗi bức thư là một xúc cảm khác nhau. Có bức thể hiện tình đồng chí, đồng đội; có bức là nỗi niềm của tình yêu đôi lứa khi cả nam và nữ đều trong lực lượng Công an nhân dân; có bức là sự ngưỡng mộ của thế hệ đi trước để thấy được trách nhiệm của thế hệ trẻ Công an hôm nay; có bức là sự khắc họa về sự hy sinh thầm lặng của người cán bộ, chiến sĩ Công an trên trận tuyến giữ gìn ANTT; có bức là người chồng, người cha gửi cho vợ, cho con; có bức gửi cho mẹ, những người hậu phương sau trận tuyến đấu tranh phòng chống tội phạm.; là bức thư mẹ viết cho con; con viết cho cha; con dâu viết cho mẹ chồng…113 lá thư là ở đó khắc họa một hình ảnh khác nhau của người chiến sĩ Công an nhân dân, nhưng điểm chung là sự đồng cảm, chia sẻ, tâm tư của người đoàn viên thanh niên Công an Hà Tĩnh khi đặt bút viết cho đồng đội mình, cho người thân của mình.
*

Tôi rất đồng cảm từ một cảm xúc rất mộc mạc của Võ Thị Hòa, Công an huyện Can Lộc, chị đã nói hộnhiều thanh niên : “Khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại 4.0 lên ngôi thì viết thư như là một thứ gì đó vô cùng “xa xỉ”. Người gửi lời chúc mừng, chia buồn, hay thậm chí là thể hiện sự yêu thương đến thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…”.

Bạn đang xem: Viết cho đồng đội viết cho người thân

Và, cho đến khi cầm trên tay 113 lá thư, tôi đã trải qua cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Cũng lâu lắm rồi, việc viết thư tay đã nhạt nhòa theo năm tháng. Hôm nay đây, đọc, suy ngẫm những dòng chữ nắn nót, những hình ảnh minh họa dễ thương, cho tôi một trải nghiệm không phải cuộc thi nữa mà là tiếng lòng rất thật của cán bộ, chiến sĩ Công an.
*

Và, tôi đã khóc, trái tim thổn thức cùng Thượng úy Cao Thị Thùy Trang, Công an huyện Can Lộc, khi viết thư cho người bạn, một người đồng đội đã khuất. Một tình cảm rất mộc mạc, chân thành và hơn hết là một sự ngưỡng mộ của một người bạn, một người mẹ đã chống chọi với bệnh tật để nhường sự sống cho con. Người bạn ấy, người đồng đội ấy, người mẹ vĩ đại ấy là Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm. Và, chắc hẳn, khi nhắc đến cái tên thân thuộc ấy, từng giọng nói, từng nụ cười sẽ trở về trong ký ức những người từng gặp, từng trò chuyện với Trâm, hay cả những người chỉ xem biết Trâm, ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của người Mẹ cho sự sống hồi sinh qua từng dòng tin tức trên báo chí hay từng hình ảnh truyền hình.
*

Cao Thị Thùy Trang nhớ lại qua từng dòng chữ nắn nót, giàu cảm xúc. Ở đó, người đọc hình dung ra những tháng ngày thanh xuân đẹp đẽ của Trang và Trâm, cũng như biết bao thế hệ nữ sinh viên của Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ở đó, người đọc thấy lại cảnh Trâm chống chọi với bệnh tật, vượt lên sự đau đớn về thể xác để dành sự sống cho con: “Tớ còn nhớ như in kí ức về những run run xúc động khi lần đầu tiên ta được khoác lên mình bộ quân phục màu xanh mạ non. Nhớ những ngày nắng gắt, đổ mồ hôi trên sân trường trong những buổi tập, điều lệnh, những giờ học võ, thi bắn súng, mà nắng Học viện đã ưu ái tặng cho chị em mình những làn da nâu loang lổ, bóng nhẫy, không phải ở đâu cũng có. Nhớ những đêm hành quân không ngớt tiếng cười, những tiết dạy tâm lí tội phạm đầy hấp dẫn, những giờ thực hành kĩ thuật hình sự đầy hào hứng, mê say. Và đâu đó là ký ức về một thời yêu đương ngây thơ, vụng dại…. …. Khoảng trời ấy đã nuôi dưỡng biết bao ước mơ, hoài bão, chứa đựng biết bao hồn nhiên, tinh nghịch, biết bao đam mê, cống hiến mà có lẽ cả tớ và cậu đều cảm thấy trân quý, tự hào. Ở đó chúng ta được đào tạo để trở thành những chiến sĩ Công an tinh thông về pháp luật, vững vàng về nghiệp vụ, sẵn sàng, chiến đấu, hi sinh vì sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ở đó chúng ta đã sống với tất cả nhiệt huyết thanh xuân ngồn ngộn sức trẻ, phải không Trâm? …. Nghe tin cậu phát hiện căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang trong mình đứa con đầu lòng vừa được vài tháng tuổi và cậu đã quyết định từ chối điều trị để nhường lại sự sống cho con, tớ như chết lặng. Bàng hoàng! Khoảnh khắc cậu run run vỡ òa và thông báo sắp được làm mẹ ùa về trong tâm trí khiến trái tim tớ se sắt. Thương cậu vô ngần! Cô gái bé nhỏ có nụ cười hiền của tớ phải làm gì để để chống chọi với bệnh tật, với nỗi đau tột cùng này đây? …. Hai tháng trời chiến đấu với bệnh tật. Hai tháng trời chỉ có thể ngồi trên giường bệnh, không một lần hóa trị với không biết bao nhiêu lần suy hô hấp do tế bào ung thư di căn khắp cơ thể. Hai tháng trời mỗi ngày cậu chỉ có thể chợp mắt được hai tiếng. Hai tháng trời người mẹ ấy sẵn sàng chịu bao đau đớn, kiên quyết từ chối điều trị để bảo toàn sự sống bé nhỏ đang quẫy đạp trong mình. Bé gấu chào đời ân toàn, khỏe mạnh khi vừa tròn 29 tuần tuổi. Thế nhưng… điều kì diệu đã không xảy ra.. Trâm của tớ đã không đủ sức chiến đấu với đời nữa… …. Bảy tháng làm vợ, 15 ngày làm mẹ và vẻn vẹn một tiếng đồng hồ được gặp con! Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng… Tớ cũng đã làm mẹ. Tớ thấm thía hơn ai hết nỗi đau của người mẹ khi không một lần được ôm ấp, vuốt ve hình hài đứa con còn đỏ hỏn. Không một lần được cho con ngậm bầu sữa nóng để thỏa cơn đói lòng. Không một lần được tự tay thay tã bỉm hay hát cho con nghe lời ru quen thuộc…. Quá nhiều cái “Không” đến nghẹn lòng chỉ để sáng ngời một cái “Có” lấp lánh. Ấy chính là tình mẫu tử thiêng liêng của một người sẵn sàng tặng con cả mạng sống quý giá của bản thân mình! Còn gì cao cả hơn thế trên cõi đời này nữa đâu! …..”
Chắc có lẽ, khi đặt bút viết những dòng chữ này, Huyền Trâm đã in đậm trong trái tim, khối óc của Thùy Trang, để bây giờ và sau này, cô bạn Cảnh sát Hình sự trẻ tuổi Thùy Trang sống, học tập, chiến đấu nhiều hơn nữa, tiếp bước những ước mơ, hoài bão của cô bạn thân ngày nào còn dang dở. Còn với Trần Thị Thu Hiền (Công an huyện Thạch Hà), chị đã chia sẻ câu chuyện về Cố bộ trưởng Lê Minh Hương. “Thời gian cứ thế trôi đi, những câu chuyện về người chiến sĩ Công an kiên trung, bất khuất, người lãnh đạo tài ba đã ươm mầm, nuôi dưỡng, ước mơ “trở thành một người chiến sĩ Công an” của một cô bé khi vừa lên 7, lên 8. Và rồi ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực, cô bé ngây thơ ngày nào bây giờ cũng trở thành một chiến sĩ Công an”. Tuy câu chuyện về “đồng đội” có khác nhau, nhưng cả Thùy Trang hay Thu Hiền, đều cho người đọc một cảm nhận về ước mơ đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân của những nữ thanh niên. Họ luôn cố gắng, nỗ lực để xứng đáng với truyền thống cao đẹp và danh dự của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam anh hùng.
*
Đại tá Lê Khắc Thuyết, Giám đốc Công an tỉnh cùng đọc và cảm nhận những bức thư Viết cho đồng đội, viết cho người thân của đoàn viên, thanh niên Công an Hà Tĩnh
Bên cạnh những dòng thư của các bạn nữ, nhiều bức thư từ những nam thanh niên, người đọc càng hiểu hơn, chia sẻ hơn về những tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ Công an nhân dân. Đó là tiếng lòng của chồng đối với vợ, người cha đối với con, người con đối với mẹ. Tất cả là sự thấu hiểu đối với người chiến sĩ Công an nhân dân; khi họ - người chồng, người con trai phải gác lại hạnh phúc riêng, đời thường để giữ gìn An ninh Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Tôi xin trích lại một trong những dòng tâm tư ấy và cũng xin được dấu tên người chồng, người cha – tác giả của bức thư này.
“Vợ xa thương! Anh rất hiểu cảm giác của em, nó không được như những ngày thường. Sau giờ làm việc là gia đình mình đoàn tụ bên nhau, cùng nhau chuẩn bị bữa cơm tối, cùng nhau xem tin tức… Em sẽ không được như chị Hương xúng xính trong bộ váy rực rỡ khoác tay chồng đi công viên, siêu thị. Em sẽ phải một mình chăm lo cho gia đình, vừa cáng đáng mọi việc mà đáng lẽ mọi việc đó không giành cho phái yếu. ….

Xem thêm: Full House (Tv Series 2004), Full House (South Korean Tv Series)

Em đã quá quen với việc ở nhà một mình, em đã đủ mạnh mẽ với những lần một mình đưa con vào bệnh viện khi không có anh bên cạnh, em đã quá quen với việc phải ôm con suốt đêm khi anh vắng nhà…”. Chỉ vậy thôi, người đọc thấy được đức hy sinh của người phụ nữ khi làm vợ của cán bộ Công an nhân dân. Vì nhiệm vụ chung, họ đã rắn rỏi lên từng ngày, làm điểm tựa, là hậu phương vững chắc cho Chồng. Sự hy sinh bao dung đó, mà tác giả đã viết lên từ đáy lòng bằng một điều thật dung dị “em vừa cáng đáng mọi việc mà đáng lẽ mọi việc đó không giành cho phái yếu”.
Hình ảnh Cảnh sát Giao thông trong tâm tư, tình cảm, trong từng con chữ của Nguyễn Thị Hồng Nhung (phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị) thật hiền hòa như những “giọt nắng” ngọt ngào
Chiến sỹ Công an là vậy, không chỉ mưu trí đấu tranh phòng chống tội phạm mà rất nhiều cảm xúc, nhân văn, ngọt ngào. Qua từng bức thư, các chiến sỹ Công an nhân dân được vẽ nên bằng nhiều nét bút khác nhau, từ người cảnh sát giao thông, người cảnh sát ma túy, người làm công tác tổng hợp, người cảnh sát cơ động, Cảnh sát trại giam, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, người lính Công an trên tuyến đầu chống dịch Covid - 19… Là người thân, là đồng đội của các tác giả. Hình ảnh Cảnh sát Giao thông trong tâm tư, tình cảm, trong từng con chữ của Nguyễn Thị Hồng Nhung (phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị) thật hiền hòa như những “giọt nắng” ngọt ngào:
“…Vậy là đã ba năm kể từ ngày anh nhận công tác tại mảnh đất Tây Bắc đầy sương mờ. Ba năm – quãng thời gian ấy đủ để em thêm yêu mảnh đất Sơn La nơi anh đang sống, làm việc và chiến đấu. Còn nhớ ngày chúng mình bắt đầu xa nhau, em công tác tại quê hương Hà Tĩnh, còn anh xách ba lô lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng. Em học cách tự chăm sóc bản thân mình khi không có anh ở bên cạnh…. Em chỉ mong anh đủ vững tin, đủ kiên cường, có một cái đầu lạnh và một trái tim ấm nóng để tỉnh táo để đi xuyên qua những khó khăn đang chờ anh trên con đường phía trước. Và đồng chí anh ơi! Để mỗi ngày trôi qua là một ngày bình an, hạnh phúc, em hiểu anh và đồng đội của mình – những chiến sĩ “mang quân phục sắc nắng” luôn nỗ lực phấn đấu, gác lại những nỗi niềm riêng, chẳng quản ngại gian nan, khó khăn, như những “giọt nắng” làm bừng sáng khoảng trống kiến thức pháp luật cho các chủ phương tiện tham gia giao thông, xóa đi những “điểm đen” giao thông trên những cung đường, lặng lẽ, âm thầm cống hiến, góp phần giữ bình yên cuộc sống, hạnh phúc cho Nhân dân”.
Và, chính tác giả, cũng đã miêu tả chân thực về những công việc hàng ngày của người nữ làm báo trong lực lượng Công an nhân dân. Đi sớm, về muộn, con còn nhỏ dại, cháy rừng hay lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, thì những nữ phóng viên cũng là những người có mặt có tuyến đầu. Khó khăn, vất vả là thế, nhưng mỗi người một nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ Công an đều nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ở đó có người cảnh sát giao thông, hay nữ phóng viên Công an trong bức thư của Nguyễn Hồng Nhung.
Đối với Trần Thị Ngọc Hiếu (Công an huyện Thạch Hà) lại có cách viết khác, cảm nhận khác về người chiến sĩ Công an. Hiếu viết cho em về người Công an lão thành, người trưởng Công an huyện Thạch Hà đầu tiên – cụ Nguyễn Văn Minh. Ngoài sự ngưỡng mộ, Hiếu còn có những trở trăn về những cán bộ, chiến sĩ Công an trước những tác động của “những viên đạn bọc đường”; nhưng hơn bao giờ hết, Hiếu có một niềm tin lớn lao vào truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Truyền thống đó cần được gìn giữ và phát huy. “Em biết không? Cụ Minh là nhân chứng sống cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước. Con người cụ, nhân cách cao đẹp của cụ giữa đời sống ngày nay, đã minh chứng cho truyền thống quý báu của dân tộc ta.
…… Em ạ! Câu chuyện về “viên đạn bọc đường” mà em trăn trở ở thời đại nào cũng có. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh đã có không ít người bán nước cầu vinh; hay trong vụ án Năm Cam chúng ta có những bài học sâu sắc về sự tha hóa của một vài cán bộ, những người đã từng lập nhiều thành tích trong đấu tranh tội phạm nhưng không đủ bản lĩnh để vượt qua cám dỗ, ma lực của đồng tiền. Nhưng em ơi đừng hoài nghi về truyền thống và giá trị lịch sử của dân tộc ta. Một dân tộc hùng cường với bề dày lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Một dân tộc với truyền thống nhân ái, anh hùng, trung thực, kiên cường đã đánh đuổi quân xâm lược, giữ vững bình yên và xây dựng đất nước cho Nhân dân độc lập, tự chủ, hạnh phúc…”
Và, rất nhiều câu chuyện cảm động khác từnhững bức thư “viết cho đồng đội, viết cho người thân” mà đoàn viên, thanh niên Công an Hà Tĩnh viết lên từ chính thực tế “người thật, việc thật”hàng ngày, hàng giờ in sâu vào tâm trí họ. Và, bản thân tôi cũng không thể kể hết những câu chuyện ấy từ những nét bút của cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh. Cảm động bao nhiêu, lắng đọng bấy nhiêu. Sự hy sinh thầm lặng của chiến sĩ Công an nhân dan và chính người thân yêu của họ chính là mạch nguồn không bao giờ vơi cạn những dòng cảm xúc lắng đọng, yêu mến và thiết tha ấy.
hình ảnh người Cảnh sát Cơ động gần gũi, trong sáng, vì nhân dân phục vụ trong bức thư của Võ Thị Hòa, Công an huyện Can Lộc
Trước khi kết thúc bài viết này, hãy cùng tôi gặp lại hình ảnh người Cảnh sát Cơ động gần gũi, trong sáng, vì nhân dân phục vụ trong bức thư của Võ Thị Hòa, Công an huyện Can Lộc: “Con đường mà Anh lựa chọn đã, đang và sẽ tiếp tục đi qua, chất chứa nhiều bộn bề, vất vả. Càng như thế, tuổi trẻ và thanh xuân của Anh chẳng có gì nuối tiếc và càng trở nên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn phải không anh? Đoạn đường in hình bóng anh có những ngày cơm đùm áo vắt, trèo đèo, lội suối, có những ngày mắc võng ngủ lán trại trong rừng nơi căn bệnh sốt rét hành hành. Rồi còn có cả những ngày mưa dầm gió bấc. …. Tuy khó khăn, vất vả và tưởng chừng muốn gục ngã nhưng dòng máu huyết thống của sự dũng cảm luôn chảy xối xả trong các anh. Thật là hào hùng! …. Không chỉ vậy, giọt máu hồng khỏe khoắn chảy trong anh cũng san sẻ cho biết bao người khi đồng bào, đồng chí anh gặp hiểm nguy. Những tế bào hồng cầu đỏ tươi của anh cùng đồng đội “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, vì ước muốn nhỏ nhoi nhưng nhân văn và hết sức cao cả là cung cấp lượng máu sạch, chất lượng để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân lúc họ cần. Anh là chiến sĩ cảnh sát cơ động, anh còn kiêm luôn cả thợ xây lành nghề, bàn tay thô sơ mà rắn rỏi của anh đã góp phần xây nên những ngôi nhà tình thương, là hàng rào chắn thép, là những ngôi trường khang trang, hay là việc nối những con đường ở những miền núi thật xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc, xây nên những con đường tới trường rộn ràng tiếng cười của em thơ, nơi vun trồng những ước mơ và hi vọng về một tương lai tươi sáng”…