ĐÓNG BẢO HIỂM CHO NHÂN VIÊN

Tôi là chủ của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, tôi muốn đóng bảo hiểm cho nhân viên cho nhân viên thì cần đóng những loại bảo hiểm nào? Chuẩn bị những hồ sơ gì? Mức đóng, hình thức đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào? Tôi phải đến cơ quan nào để thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên? Thời gian từ khi hoàn thành hồ sơ đến khi được cấp BHXH là bao lâu? Tôi xin cảm ơn!
*
Nội dung chính

Người sử dụng lao động cần đóng những loại bảo hiểm nào cho người lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được quy định như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Bạn đang xem: Đóng bảo hiểm cho nhân viên

- Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, mức đóng bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động đóng cho người lao động là:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 và Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 và khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về mức đóng, tránh nhiệm đóng BHYT:

- Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

- Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

Xem thêm: Phim Hành Động Chiến Dịch Bão Táp T, Chiến Dịch Bão Táp

Vậy trong trường hợp này, mức đóng bảo hiểm tính trên lương tháng đóng bảo hiểm và các loại bảo hiểm người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động cụ thể như sau:

- Hưu trí: 14%

- Ốm đau, thai sản: 3%

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0%

- BHTN: 1%

- BHYT: 3%

Tổng cộng, người sử dụng lao động trong trường hợp này phải đóng 21% và người lao động đóng 10,5% tiền bảo hiểm tính trên mức lương đóng bảo hiểm hằng tháng.

*

Thủ tục đóng BHXH, BHYT, BHTN

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho cho người lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có nêu:

"Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;..."

Trình tự thủ tục thực hiện theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017:

"Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT1. Thành phần hồ sơ1.1. Người lao độnga) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). - Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03....1.2. Đơn vị:a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS). b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS). c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS). 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."

- Bạn tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi công ty có địa chỉ trụ sở để thực hiện thủ tục đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội.

Thời hạn cấp sổ BHXH là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định như sau:

“Điều 29. Cấp sổ BHXH1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định...."

Trong khoảng thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ phía công ty cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ BHXH.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - BHXH
*

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email phapluat
sarakhanov.com.com;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen