Cuộc thi siêu trí tuệ

Tập 5 chương trình Siêu trí tuệ vừa lên sóng,Hà Việt Hoàng, 19 tuổi, hiện là sinh viên năm 2 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gây "bão mạng" với màn thi đấu "Bách khoa siêu ô chữ" vô cùng thuyết phục.

Bạn đang xem: Cuộc thi siêu trí tuệ

Hoàng có 4 phút để ghi nhớ 50 dữ kiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó chỉ có 25 thông tin đúng cần điền vào ô chữ. Đứng trước thử thách, cậu bạn mất chừng 30 giây để ổn định tinh thần, sau đó chỉ mất 3 phút 42 giây để ghi nhớ hết 50 dữ kiện. Điều đáng ngạc nhiên là cậu xin được tự tăng độ khó cho bản thân - giải ô chữ mà không cần nhìn vào bảng mô phỏng hay gợi ý của chương trình.

Sau màn thi đấu, Hoàng trở lại việc học tập, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Bách khoa. Tranh thủ những phút nghỉ trưa hiếm hoi, chàng sinh viên trẻ chia sẻ vớiTuổi Trẻ Onlinevề những bí quyết thú vị trong quá trình rèn não, rèn trí nhớ.

Làm được, tại sao không thử?

* Lúc thi đấu Hoàng không quay lại nhìn bảng mô phỏng, điều gì thôi thúc bạn quyết định như vậy?

- Tham gia Siêu trí tuệ, mục đích lớn nhất của tôi là vượt qua giới hạn bản thân. Tôi nghĩ khi mình tự tin, cảm thấy làm được tại sao mình không thử? Trước kia tham gia Đường lên đỉnh Olympia, tôi có nhiều nuối tiếc về sự thiếu quyết đoán của mình. Đến khi tham gia cuộc thi này, tôi thử mạo hiểm một lần chứ không mãi sống trong vùng an toàn.

Thực ra tôi không hoàn toàn nhớ hết 100% ô chữ, tôi chỉ suy luận theo từng từ một. Ví dụ từ khóa đầu tiên là "Hệ thống đơn vị quốc tế", ở từ thứ 5 có hướng đi xuống là từ "quốc", tôi nhớ ngay đến cụm từ "Quốc tổ Hùng Vương".

Đương nhiên mình sẽ ghi nhớ 50 từ nhưng xác định những từ nào có khả năng là từ khóa có thể liên kết với nhau, từ đó sẽ tỏa ra các từ khác.

* Đoạt số điểm tuyệt đối 140 điểm, cầm chiếc cúp trên tay, cảm xúc của Hoàng thế nào?

- Cũng như mọi người khi đặt ra mục tiêu và hoàn thành, tôi thấy vui và hạnh phúc khi hoàn thành tục tiêu mình đặt ra trước đó.

* Từ bao giờ Hoàng phát hiện ra khả năng ghi nhớ của mình và bắt đầu đi thi đấu?

- Ngày bé tôi thích đọc báo, đọc sách để tìm hiểu kiến thức. Từ 3 - 4 tuổi, bố mẹ phát hiện ra đưa cho tôi các khối hình lập phương gỗ có 6 mặt là 6 hình vẽ khác nhau, chỉ cần để ra một mặt, còn lại tôi sẽ nói các mặt kia là hình gì. Bố mẹ cũng ủng hộ, giúp đỡ mua những cuốn sách, tìm đĩa về kiến thức để tôi tập luyện.

Thực ra để nói tham gia các cuộc thi kiến thức thì Đường lên đỉnh Olympia năm 2017 là cuộc thi đầu tiên tôi tham gia, là ước mơ tôi ấp ủ trong nhiều năm. Sau đó tôi tham gia một số cuộc thi khác như Tìm hiểu lịch sử "Tự hào Việt Nam" năm 2017, trại hè "Khám phá trí tuệ" của Trường ĐH Bách khoa năm 2018 và gần đây là cuộc thi "Siêu trí tuệ" năm 2019.

* Dường như Hoàng khá quen thuộc với các đấu trường, sân chơi dành cho học sinh sinh viên. Đây có phải là cách để bạn thử sức bản thân, tự rèn luyện trí nhớ?

- Đối với tôi tham gia những cuộc thi này giúp mình thể hiện bản thân, tự tin nhất định, học hỏi thêm từ người cùng chơi để tìm ra cách tốt nhất phát triển bản thân. Đi thi nhiều, tâm lý thi đấu sẽ vững vàng hơn.

Tôi luôn tâm niệm đã đam mê, tập luyện, dành thời gian nhiều thì phải có sân chơi để thử xem khả năng của mình đến đâu, đang đứng đâu so với mọi người.

Bất kỳ cuộc thi nào tôi tham gia đều xác định đặt mục tiêu từ trước nên cố gắng cân bằng, điều chỉnh thời gian để làm sao không ảnh hưởng tới việc học.

Bên cạnh đó tôi chơi nhiều môn thể thao, cũng chơi game nữa (cười). Tôi không thích làm "mọt sách", biết phân bổ thời gian như trong khoảng thời gian học tập trung tối đa và dành thời gian giải trí để đầu óc không bị căng thẳng.

*

Thế mạnh của Hà Việt Hoàng là ghi nhớ theo hệ thống và tư duy logic - Ảnh: NAM TRẦN

Rèn trí nhớ, quan trọng là kiên trì

* Hoàng nhận thấy thế mạnh của mình ở điểm nào?

- Tôi nghĩ thế mạnh của tôi là ghi nhớ theo hệ thống và tư duy logic. Tôi không muốn ghi nhớ đơn thuần, chỉ biết kiến thức đó là gì mà phải liên hệ với kiến thức đã học để có sự liên kết với nhau. Nhớ một cách có hệ thống, những kiến thức sẽ khó quên hơn.

* Bạn có gặp khó khăn gì không trong quá trình rèn luyện trí nhớ?

- Cách ghi nhớ của tôi là chỉ tập khi nào có hứng thú, khi mình thực sự thích, muốn tìm hiểu về một điều gì đấy, thường thì những điều đó mình nhớ rất lâu. Những lúc bị gượng ép thì khá khó.

* Bí quyết rèn trí nhớ mỗi ngày?

-Tôi nghĩ ai cũng có thể học tập, rèn luyện phương pháp ghi nhớ, điều quan trọng là phải kiên trì và cố gắng, lập được kế hoạch dài hơi và theo đuổi phương pháp phù hợp với bản thân. Đồng thời xác định mục đích ghi nhớ đó là gì, vì nếu chỉ ghi nhớ đơn thuần sẽ rất vô nghĩa.

Xem thêm: Hậu Trường Phim Túm Cổ Đại Gia Ng Từng Đóng Vai Phụ Mờ Nhạt Với Phùng Ngọc Huy

Theo tôi có ba tiêu chí quan trọng nhất để rèn luyện ghi nhớ là: có mục đích rõ ràng, có định hướng cụ thể và có sự kiên trì, cố gắng.

Trước đây lúc học phổ thông, tôi tích hợp rèn luyện trí nhớ với ôn luyện kiến thức phù hợp để thi đấu, từ kiến thức đó sẽ tìm hiểu kiến thức liên quan. Càng ngày mạng lưới kiến thức trong đầu sẽ được gia tăng, càng chắc chắn hơn.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới tôi làm hàng ngày. Kiến thức bao la mà những gì mình biết rất nhỏ bé, do vậy phải luôn không ngừng trau dồi mới tiếp thu được những kiến thức mới.

Mỗi ngày tôi thường dành khoảng 2 tiếng buổi tối, sẽ nhiều hơn nếu có hứng thú tìm hiểu kiến thức xung quanh. Hay với các lĩnh vực khác, gần như tôi có thể tìm hiểu lúc nào mình muốn, nhìn thấy cái gì thú vị là lập thức mình tra Google, Wikipedia.

* Có khi nào não bộ của mình "quá tải" và từ chối tiếp nhận kiến thức không?

- Tôi nghĩ não bộ của bất kỳ người nào cũng có vùng chuyên biệt. Mặc dù tôi là người rất thích ghi nhớ nhưng ở ngoài cuộc sống tôi là người khá đãng trí. Tức là có những thứ mình thích nhớ sẽ ghi nhớ rất nhanh, còn những cái không phải là thế mạnh thì đào thải rất nhanh.

Giống như mình quên việc, như sáng nay chẳng hạn tôi quên phơi quần áo, hay quên đồ dùng, ví tiền, điện thoại, chìa khóa... (cười).

Luôn có cách vận dụng kiến thức

* Học chuyên ngành Kỹ thuật nhưng dường như Hoàng rất yêu lịch sử, đam mê tìm hiểu kiến thức xã hội. Bạn vận dụng các kiến thức này như thế nào?

- Hồi bé bố hay mua nhiều sách lịch sử cho tôi, tôi thích nên xác định phải hiểu sâu về lịch sử. Đọc xong có thể tự lấy giấy bút ra ghi lại, đưa ra quan điểm của riêng mình, như thế tôi cảm thấy môn lịch sử không còn khô khan nữa.Sau một khoảng thời gian tự mày mò, tôi cảm thấy mình phù hợp với phương pháp ghi nhớ theo hình mạng nhện, theo tư duy logic nên vận dụng nó vào ghi nhớ lịch sử.

Thích lịch sử nhưng từ bé, tôi xác định theo kỹ thuật và cảm thấy cốt lõi trong con người mình là sự yêu thích tư duy sáng tạo không theo lối mòn. Tôi thấy kỹ thuật là hướng đi tốt nhất cho tôi.

Việc ghi nhớ kiến thức theo hệ thống tư duy logic sẽ hình thành lối tư duy cho bộ não của mình, luôn luôn nghĩ theo đa chiều, theo hệ thống chứ không nghĩ theo lối mòn nữa.

Khi học kỹ thuật, tôi cố gắng tìm ra lối đi mới chứ không phụ thuộc vào lối mòn có sẵn, như vậy khả năng sáng tạo của mình sẽ được phát huy.

* Có những áp lực như vậy, nhưng thay vào đó Hoàng có niềm vui gì trong quá trình rèn trí nhớ?

- Niềm vui lớn nhất của tôi khi rèn luyện trí nhớ là thu thập thêm kiến thức mới. Kiến thức thì luôn luôn có cách để vận dụng nếu mình tìm ra được. Bất kỳ những gì mình tìm hiểu, mình học đều không phải vô nghĩa.

* Dự tính của bạn trong thời gian tới?

- Mục tiêu gần của tôi là hoàn thành tốt chương trình học tại trường. Nếu có thể tìm kiếm cơ hội đi xa để thay đổi cuộc sống. Ước mơ của tôi là trở thành một kỹ sư phần mềm, có thể là lập trình viên hoặc kỹ sư công nghệ thông tin.

- Hà Việt Hoàng từng đoạt huy chương đồng kỳ thi IOE cấp Quốc gia năm 2010-2011.

- Năm 2017, Việt Hoàng trở thành quán quân cuộc thi Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc Tự hào Việt Nam.

- Năm 2018, Hà Việt Hoàng còn được Sở GD-ĐT Hà Nội tặng giấy khen vì thành tích xuất sắc.

- Mới đây, hàng trai 'siêu trí tuệ' Hà Việt Hoàng vừa được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2019 trên các lĩnh vực.