Các kiểu sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy hiện nay là phương pháp học tập khá khoa học và được nhiều người ứng dụng vào công việc cũng như học tập. Tuy nhiên, để vẽ được sơ đồ tư duy đẹp, dễ nhìn và dễ hiểu thì không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn có được cách vẽ sơ đồ tư duy chuẩn chỉnh nhất.

Bạn đang xem: Các kiểu sơ đồ tư duy


II. Cách vẽ sơ đồ tư duy chuẩn nhấtIII. Các loại sơ đồ tư duy thông dụng nhấtIV. Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online

I. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, đây là một công cụ trực quan nhằm tận dụng hết các khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là các khả năng học tập, nhớ, sáng tạo và phân tích. Và đây chính là một quá trình kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh, màu sắc cũng như việc sắp xếp không gian – thị giác. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn sẽ dùng những từ khoá đơn giản để kích hoạt ra những ý tưởng và nội dung khác.


*
Sơ đồ tư duy là gì?

Khi sử dụng, chúng ta có thể dùng bằng tay hoặc sử dụng bằng phần mềm online. Và sẽ có những nguyên tắc để làm sơ đồ tư duy tốt nhất. Dưới đây sẽ là những nguyên tắc để làm sơ đồ tư duy chuẩn nhất.

II. Cách vẽ sơ đồ tư duy chuẩn nhất

1. Tạo Central Idea (ý chính)

Central idea (ý chính) là điểm khởi đầu một sơ đồ tư duy và đại diện cho chủ đề mà bạn sẽ khám phá. Central idea nên đặt ở giữa trang, bao gồm ảnh đại diện cho chủ đề trong bản đồ tư duy.

*
Tạo main idea

Điều này để kích thích và tạo ra mối liên hệ vì não bộ phản ứng tốt hơn với kích thích thị giác. Dành thời gian để lên ý tưởng chính, dù là thực hiện bằng tay hay sử dụng máy tính để kết nối các nội dung trong sơ đồ tư duy.

2. Thêm nhánh vào sơ đồ tư duy

Bước tiếp theo là thêm nhánh vào bản đồ. Các nhánh chính nối từ ảnh trung tâm là các chủ đề chính. Bạn có thể khám phá mỗi chủ đề hoặc nhánh chính từ các nhánh con khác.

Ưu điểm nổi bật của sơ đồ tư duy là bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới mà không bị hạn chế. Lưu ý rằng cấu trúc bản đồ tư duy sẽ tự nhiên hơn khi bạn thêm nhiều ý tưởng và não bộ sẽ phản ứng tốt hơn với các chủ đề khác nhau.


*
Thêm các nhánh vào sơ đồ tư duy
Nhánh cong là tốt nhất

Sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng của bạn. Tính thẩm mỹ trong sơ đồ tư duy rất quan trọng, vì vậy tránh sử dụng các nhánh thẳng, vừa mất thẩm mỹ lại vừa nhàm chán. Các nhánh hữu cơ vừa dễ vẽ lại vừa thu hút ánh nhìn hơn, khiến não bộ càng nhớ hơn.


*
Sử dụng các đường cong cho các ý tưởng của bạn
Sử dụng đường dày cho các nhánh chính

Cần lưu ý các nhánh chính xuất phát từ central idea (ý chính) sử dụng các đường dày trên bản đồ. Độ dày của nhánh cho thấy tầm qua trọng trong hệ thống phân cấp bản đồ và các nhánh dày đại diện cho các chủ đề chính trong bản đồ. Với các điểm cụ thể, nhánh sẽ mỏng hơn.

Trong iMindMap bạn có thể vẽ các nhánh chính từ central idea (ý chính) bằng cách click vào dấu chấm màu đỏ trong Branch Target. Tính năng này cho phép bạn thêm các nhánh con vào sơ đồ tư duy nhanh chóng.

3. Sử dụng từ khoá cho mỗi nhánh

Mỗi một nhánh mà bạn thêm trên bản đồ tư duy phải có một nhãn riêng. Nguyên tắc chính của sơ đồ tư duy là sử dụng một hoặc cụm từ liên quan để làm từ khóa cho mỗi nhánh.


*
Sử dụng các từ khoá chính cho mỗi nhánh

Thông thường trong những trường hợp như thế này bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy để dễ dàng thêm các từ khóa trên một nhánh và xem xét những thứ cần thiết. Nếu muốn thêm các cụm từ vào sơ đồ tư duy, bạn cũng có thể sử dụng hộp phân nhánh trong iMindMap.

4. Mã màu cho các nhánh

Sơ đồ tư duy kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ vì nó cung cấp một loạt các kỹ năng sáng tạo, phân tích và ghi nhớ. Sự chồng chéo của các kỹ năng giúp não bộ tập trung và duy trì khả năng làm việc tối đa. Các kỹ năng vỏ não được tách biệt riêng không hỗ trợ phát triển trí não mà hỗ trợ sơ đồ tư duy.


*
Sử dụng các mã màu cho các nhánh

Một ví dụ điển hình, toàn bộ tư duy não bộ là màu mã hóa sơ đồ tư duy. Màu mã hóa liên kết với hình ảnh logic, giúp não bộ tạo ra phím tắt tinh thần. Mã màu cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối hơn mà trước đó chưa từng được phát hiện. Màu sắc cũng góp phần làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn so với ảnh đơn sắc, một màu.

Một ví dụ điển hình khác khi nói về màu sắc đó là đèn giao thông. Mỗi một màu có một ý nghĩa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tham gia giao thông.

5. Kết hợp nhiều ảnh khác nhau

Nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt cuối cùng là hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn là một từ, một câu hoặc thậm chí là một bài luận. Hình ảnh được não bộ xử lý ngay lập tức và hoạt động để kích thích thị giác để thu hồi thông tin.

Tuy nhiên hình ảnh là ngữ phổ quát có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Chúng ta học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Theo Margulies (1991), trước khi trẻ em bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó, chúng sẽ hình dung các hình ảnh liên quan đến các khái niệm trong đầu. Vì lý do này mà sơ đồ tư duy tối ưu hóa các hình ảnh tiềm năng.

Xem thêm: Top 15 Những Bộ Phim Sát Thủ Hay Nhất Mọi Thời Đại, Nữ Sát Thủ (Phim Thái Lan)

III. Các loại sơ đồ tư duy thông dụng nhất


*
Các loại sơ đồ tư duy thông dụng nhất

1. Circle Map (bản đồ vòng tròn)

Mục đích của bản đồ vòng tròn là để Brainstorm một ý tưởng hoặc chủ đề bằng cách sử dụng các thông tin mà chúng ta đã biết. Bàn đồ vòng tròn bao gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn bên trong là chủ đề chính hoặc ý tưởng trung tâm. Xung quanh nó là vòng tròn lớn là nơi diễn đạt dòng chảy ý tưởng tương ứng.

Khi vòng tròn thứ hai đầy, các định nghĩa và kết nối giữa chúng cũng phát triển tự nhiên theo một cách trực quan. Trong vòng thứ hai, bất kỳ loại từ ngữ nào cũng có thể diễn đạt ý tưởng: danh từ, tính từ hoặc thậm chí là các cụm từ.

2. Bubble Map (bản đồ bong bóng)

Mục đích của bản đồ bong bóng là xác định chủ đề chính với các cụm từ cụ thể. Trong trường hợp này, vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh. Mỗi vòng tròn được kết nối sẽ bao gồm các tính từ hoặc cụm từ xác định.

Trong trường học, bản đồ bong bóng xuất hiện thường xuyên trong các lớp học khoa học. Học sinh sẽ được học cách xác định bài học mới một cách trực quan qua bản đồ bong bóng. Ví dụ bong bóng trung tâm là động vật có vú và các vòng tròn xung quanh có nội dung về đặc điểm của chúng như: sinh con, có lông…

Trong Marketing, chúng ta có thể tạo bản đồ bong bóng để xác định Persona của nhóm đối tượng. Trong vòng tròn giữa, bạn có thể nêu ra ý tưởng chung của Persona đối tượng: Nam thuộc thế hệ Millennial. Trong vòng tròn xung quanh sẽ bao gồm các tính từ xác định như: làm việc cho chính mình, sống tại thành phố, nhiều bạn bè…

Một ý tưởng khác cho bản đồ bong bóng là dành cho thiết lập mục tiêu hoặc vạch ra lý do tại sao bạn muốn hoàn thành một mục tiêu nhất định. Ví dụ: Tại sao tôi cần một trang web mới? và các bong bóng xung quanh có thể bao gồm các lý do như: Thiết kế nhàm chán, lỗi thời; UX (trải nghiệm người dùng) không hoạt động tốt… Điều này sau đó có thể giúp bạn sắp xếp ra những điều chính xác cần phải được thay đổi trên trang web.

3. Double Bubble Map (bản đồ bong bóng kép)

Sơ đồ tư duy thứ ba là sự kết hợp của hai bản đồ bong bóng và được gọi là bong bóng kép, hay thường được gọi là biểu đồ Venn. Bản đồ bong bóng kép là một bản đồ so sánh xác định sự khác biệt và tương đồng giữa hai chủ đề. Trung tâm giữa hai vòng tròn chứa hai ý chính. Điểm giao nhau của 2 vòng tròn chính là nơi chứa các điểm tương đồng được chia sẻ. Hướng về hai bên là các bong bóng xác định sự khác biệt của mỗi vòng tròn trung tâm.

Loại bản đồ này là hoàn hảo cho các tình huống trong đó khái niệm hoặc ý tưởng cần so sánh trực quan. Học sinh của trường sử dụng bản đồ bong bóng kép cho các lớp văn học. Họ so sánh các nhân vật, tình huống, và các phần của câu chuyện, làm chúng để nắm bắt hơn.

Một tình huống khác mà bản đồ bong bóng kép rất có ích đó là đưa ra quyết định. Nếu bạn phải lựa chọn giữa hai giải pháp cho một vấn đề, bản đồ này có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Bằng cách so sánh và đối chiếu trực quan, tùy chọn trở nên rõ ràng hơn.

4. Tree Map (sơ đồ tư duy hình cây)

*
Sơ đồ tư duy hình cây

Một bản đồ cây có thể được sử dụng như một phác thảo trực quan cho bất kỳ loại văn bản nào như một bài luận hoặc thậm chí bài đăng trên blog. Tiêu đề và phần giới thiệu được đặt ở trên cùng và các đoạn văn nhánh bên dưới.

Một cách thực tế của việc sử dụng một bản đồ cây là lên kế hoạch và tổ chức các nhiệm vụ cho một dự án lớn. Tên của dự án nằm ở đầu và mỗi đội phụ trách là một chủ đề phụ bên dưới, tiếp theo là tên của các thành viên trong nhóm và nhiệm vụ liên quan của họ.

5. Flow Map (bản đồ luồng)

Một bản đồ luồng khá giống với một lưu đồ (flowchart). Bản đồ luồng là biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn. Chủ đề chính được gắn bên ngoài bản đồ. Các hình chữ nhật được kết nối tạo thành các bước trong tiến trình hoặc quá trình giải thích của bản đồ. Một số hình chữ nhật cũng có thể được thêm vào bên dưới để mô tả bước đó.

Công thức nấu ăn cùng thường được trực quan hóa với bản đồ luồng. Bắt đầu từ đầu với các thành phần, sau đó là quá trình từng bước của công thức cho tới hoàn thiện và điền vào mỗi hình chữ nhật liên tiếp nhau. Bản đồ luồng, giống như bản đồ bong bóng kép, có thể được sáng tạo trong thiết kế của chúng. Bạn có thể bao gồm hình minh họa, hình dạng, màu sắc hoặc thậm chí hình động khác để tăng tính thẩm mỹ.

IV. Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online

1. Coggle

Link trang web: https://coggle.it/

Sau phút đăng nhập vào Coggle, bạn nhận ra rằng vẽ sơ đồ tư duy chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng đến như vậy. Template của Coggle đã chứa sẵn điểm trung tâm và các nút “cộng” để bạn thêm các “nhánh” xung quanh. Việc của bạn là chỉ cần nhấn vào nút cộng, Coggle sẽ tự động đặt đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất có thể.

*
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online Coggle

Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nút shortcut để việc tạo lập mindmap trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Để thiết lập nút tắt, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng dấu hỏi màu xanh ở góc bên phải cùng màn hình.

Đối với những người có hiểu biết về cách format chữ kiểu Markdown, bạn hoàn toàn có thể nhấn mạnh nội dung các đoạn text trong Coggle bằng việc in đâm, in nghiêng, link hypertext cho đoạn văn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ghi nhớ của bạn.

Hiện nay, Coggle cung cấp sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí trên nền tảng Web, cho các mindmap sử dụng với mục đích cá nhân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phiên bản cao cấp của Coogle, chỉ với $5/tháng.

2. Mindly

Link trang web: https://www.mindlyapp.com/

Mindly là công cụ vẽ mindmap tốt nhất trên nền tảng di động. Vì giới hạn của màn hình di dộng, vẽ mindmap trên nền tảng này quả là một thử thách lớn. Bạn sẽ phải zoom hình các kiểu, kéo thả liên tục, mà hiệu quả có khi lại không được như những gì bạn mong muốn. Có một công cụ hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trên điện thoại mà hoàn toàn miễn phí, đó chính là Mindly.

Giống phần lớn những công cụ vẽ mindmap khác, bạn sẽ bắt đầu một file bản đồ bằng nút trung tâm. Việc còn lại của bạn là thêm nhánh, icon, thay đổi màu sắc tùy thích.